Thêm lớp bảo mật cho quá trình đăng nhập Windows

Người đăng: yeu mai em on Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Bài viết sẽ trình bày các biện pháp để tăng tính bảo mật cho quá trình đăng nhập vào máy tính. Tùy theo nhu cầu bạn có thể chọn lựa cho mình một phương pháp phù hợp để bảo vệ dữ liệu khỏi các cặp mắt tò mò của người khác khi không có bên cạnh chiếc máy tính.

1.Dùng mật khẩu

Đây là cách phổ biến nhất được đại đa số người dùng chọn lựa.Từ khi khởi động máy tính cho đến lúc vào giao diện desktop của Windows bạn có thể thiết lập cho mình 3 lớp mật khẩu để tăng tính an toàn: mật khẩu CMOS, mật khẩu syskey và mật khẩu đăng nhập Windows.

+Mật khẩu BIOS: tùy vào nhà sản xuất mainboard mà các phím tắt để vào BIOS có khác nhau nhưng thông thường là các phím Del, F1, F2, F10, ...Đối với những người chưa có kinh nghiệm không nên thiết lập mật khẩu này. Nếu chẳng may quên sẽ không thể khởi động vào windows được. Hơn nữa việc gỡ bỏ không hề đơn giản, đặc biệt trên các máy laptop.

+Mật khẩu syskey: gõ syskey trong hộp thoại tìm kiếm ở Start menu, nhấn Update trong hộp thoại xuất hiện. Đánh dấu chọn vào mục Password Startup và nhập cùng một mật khẩu tại hai trường Password và Confirm xong nhấn OK để kết thúc.

syskey Thêm lớp bảo mật cho quá trình đăng nhập Windows


+Mật khẩu đăng nhập: Đây là mật khẩu được sử dụng phổ biến nhất và cũng dễ dàng bị bẻ khóa nhất bằng rất nhiều các công cụ trên đĩa Hiren Boot. Để tạo mật khẩu này bạn vào Control Panel, mục User accounts, chọn tài khoản muốn tạo mật khẩu và chọn mục Create a password for your account. Nhập cùng mật khẩu vào hai trường New password và Confirm new password xong nhấn Create password.

account Thêm lớp bảo mật cho quá trình đăng nhập Windows

2.Dùng chức năng nhận dạng khuôn mặt

Với phương pháp này đòi hỏi bạn phải có một chiếc webcam chất lượng tốt và một phần mềm nhận dạng khuôn mặt được cài đặt sẵn. Phần mềm miễn phí Luxand Blink được đánh giá cao về lĩnh vực này. Với Luxand Blink, bạn có thể đăng nhập vào ban ngày hay ban đêm nhờ các thuật toán nhận dạng khuôn mặt rất tinh vi và tự động điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi điều kiện ánh sáng.

Trong quá trình cài đặt bạn sẽ được yêu cầu chọn loại webcam mình sử dụng như USB 2.0 Camera (kết nối qua cổng USB), Cyberlink webcam Filter ...(thường tích hợp trên các laptop được cài sẵn phần mềm Cyberlink Youcam).

Quá trình cài đặt sẽ tự động diễn ra, nhấn Next hai lần để vào bước cấu hình. Webcam sẽ được khởi động để tiến hành quá trình nhận dạng khuôn mặt. Bạn nhìn thẳng trực diện vào webcam và chầm chậm quay đầu từ trái sang phải theo yêu cầu. Kế đến nhập mật khẩu đăng nhập Windows (nếu có) vào khung Your password xong nhấn Finish để kết thúc.

webcame Thêm lớp bảo mật cho quá trình đăng nhập Windows

Trong lần đăng nhập kế tiếp sẽ có thêm tùy chọn đăng nhập bằng khuôn mặt để bạn chọn lựa. Chương trình mặc định khởi động cùng Windows và kèm theo biểu tượng dưới khay hệ thống khi hoạt động. Bạn nhấn phải chuột vào biểu tượng chọn Settings để thiết lập lại webcam và khuôn mặt hay vô hiệu hóa chương trình nếu không muốn dùng cách đăng nhập này nữa.

webcame2 Thêm lớp bảo mật cho quá trình đăng nhập Windows

3.Dùng chức năng nhận dạng vân tay:

Tính năng nhận dạng vân tay này thường chỉ xuất hiện trên các dòng máy tính xách tay cao cấp và các máy trạm. Tuy nhiên nếu có điều kiện bạn có thể trang bị thêm thiết bị đầu đọc dấu vân tay như sản phẩm Microsoft Fingerprint Reader ( giá khoảng 50USD ). Chỉ cần cài đặt phần mềm kèm theo khi mua thiết bị và bắt đầu sử dụng. Cách nhận dạng vân tay cho độ chính xác và bảo mật cao vì không phụ thuộc vào yếu tố môi trường như trong trường hợp của webcam.

Bên cạnh đó chức năng này có thể được sử dụng để đăng nhập vào các trang web, mạng không dây, ...miễn là các trình điều khiển và phần mềm đi kèm với thiết bị hỗ trợ các tính năng này. Có thể nói đây là cách an toàn nhất để bảo vệ quá trình đăng nhập vào máy tính.

vantay Thêm lớp bảo mật cho quá trình đăng nhập Windows

Theo quản trị mạng

Nguồn : Thêm lớp bảo mật cho quá trình đăng nhập Windows

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét