Mẹo nhỏ dành cho blogger mới bắt đầu (Phần 1)

Người đăng: yeu mai em on Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Dưới đây là 1 số mẹo nhỏ dành cho những người mới làm blog được thu thập từ nhiều ý kiến tổng hợp. Tất cả những gì bạn cần là nhìn lại tổng thể mô hình của trang blog, giao diện bề ngoài trông như thế nào, yếu tố nào cần phải có và cần tránh, làm cách nào để tối ưu hóa hoạt động và các tính năng sẵn có, duy trì sự thu hút đối với người đọc...


Mẹo nhỏ dành cho  blogger mới bắt đầu

1. Blog của bạn muốn nói đến vấn đề gì?


Chắc nhiều người đã từng nghe nói đến câu nói này: Ấn tượng đầu tiên và cũng là ấn tượng cuối cùng. Điều này khá đúng khi áp dụng với title - tựa đề của bất kỳ blog nào, và việc đặt tên cho blog cũng khiến cho nhiều người phải đau đầu để tìm được tên thích hợp. Nếu chọn được tên đẹp, dễ gây ấn tượng thì sẽ gần như ngay lập tức thu hút được rất nhiều người đọc. Không quá dài cũng không quá ngắn để họ hiểu được blog của bạn định nói đến cái gì, vấn đề gì, ai...



Đồng thời, bạn cũng nên để tâm đến dòng tag - chứa những thông tin mà dòng tựa đề không thể truyền tải hết. Thông thường người đọc sẽ chú ý đến những dòng tag này sau khi "bước chân" vào blog của bạn, để họ biết thêm nhiều thông tin. Việc này chỉ diễn ra trong vòng 3 - 5 giây nhưng khoảng thời gian này rất quan trọng.



2. Làm cho bài viết của bạn hấp dẫn hơn


Hãy chèn thêm 1 số hình ảnh minh họa hoặc thực tế vào bài viết. Vì thực tế, đây là yếu tố chính người đọc nhìn vào trước tiên khi đọc 1 bài viết bất kỳ, nhưng cũng không nên lạm dụng quá nhiều ảnh, sẽ làm nội dung của bài bị loãng hẳn đi. Chỉ nên sử dụng những ảnh có liên quan và thực sự cần thiết, 1 điểm vô cùng quan trọng là chất lượng của ảnh - bạn cần tìm những bức có chất lượng cao, kích thước phù hợp và dung lượng vừa phải để tốn ít thời gian tải. Nếu đây là 1 bài hướng dẫn kỹ thuật, trình bày từng bước, từng công đoạn rõ ràng, với từng bước đó bạn hãy thêm 1 hình minh họa chi tiết - qua đó người đọc vẫn có thể theo dõi toàn bộ bài viết mà không thể bỏ sót được bước nào.



Một điểm nữa là bạn nên để ý đến các đường dẫn liên kết bên ngoài bài viết, việc có quá nhiều đường dẫn thế này sẽ khiến cho người đọc bị lẫn lộn, băn khoăn không biết nên đọc những bài nào. Và tốt hơn cả là nên đặt những bài, tin liên quan vào phía cuối bài viết chính. Hãy cân nhắc việc sử dụng mục Những bài/Tin liên quan sao cho hợp lý.



3. Hãy "kỹ tính" trong khâu chèn ảnh


Như đã nhắc đến bên trên, những bức ảnh sử dụng trong bài viết là 1 yếu tố chính để thu hút người đọc. Nếu sử dụng ảnh chụp màn hình thì hãy xử lý sao cho sắc nét, đầy đủ thông tin, và quan trọng nhất là phù hợp với nội dung của bài. Nếu chưa biết chính xác độ rộng của bài viết, hãy tìm hiểu về điều này trước tiên vì nếu không khớp với kích thước của những bức ảnh bài viết có thể khiến website bị lệch lạc. Mặt khác, nếu hẹp quá thì chẳng có ai muốn đọc bài viết với cách trình bày như vậy.



Nếu bạn lấy ảnh từ các Search Engine, hãy ghi rõ nguồn gốc của bức ảnh đó. Điều này sẽ gây ấn tượng khá tốt với người đọc, vì có nghĩa là bạn tôn trọng tác giả, đồng nghĩa với việc tôn trọng người đọc



Định dạng của file ảnh cũng là 1 vấn đề cần quan tâm. Nếu bạn xử lý 1 bức ảnh chụp màn hình thì hãy lưu thành file *.PNG, vừa giữ được chất lượng khá tốt, đồng thời dung lượng của ảnh cũng giảm đáng kể



Nếu kích cỡ bức ảnh quá to, bạn nên sử dụng chức năng mở trên 1 cửa sổ popup mới, bằng cách tự liên kết với chính nó sử dụng thuộc tính "target= "_blank" trong thẻ href.



Trong trường hợp kích thước của bức ảnh vừa với bài viết, người sử dụng nên xóa bỏ đường dẫn "a href=", khi người đọc kích chuột vào bức ảnh, cửa sổ popup sẽ không hiện ra nữa



4. Để lại thông tin nguồn gốc của tác giả trên bài viết


Nếu có ý định đăng tải và chia sẻ 1 bài viết bất kỳ nào đó khi bạn sưu tầm được, hãy bắt đầu bài viết của bạn với từ Trích dẫn, viết tiếp 1 vài dòng giới thiệu nội dung sơ bộ. Lưu ý rằng không nên copy toàn bộ bài viết của họ cho dù bài đó ngắn, dài hoặc hấp dẫn thế nào đi nữa. Luôn luôn ghi rõ thông tin, nguồn gốc từ nơi bạn tìm thấy. Có thể ví dụ như:



Hầu hết tất cả những người quản trị đều đặt thuộc tính cho phép sao lưu toàn bộ nội dung bài viết. Nếu bài viết để lại ấn tượng tốt, bạn sẽ có thêm 1 người bạn đọc thường xuyên ghé thăm nữa.



5. Hãy thật cẩn thận khi chèn thêm liên kết từ bên ngoài


Khi tiến hành chèn thêm đường dẫn từ các website bên ngoài, hãy đặt thuộc tính mở trên 1 cửa sổ mới bằng cách thiết lập thuộc tính "target="_blank". Việc mở 1 đường dẫn khác trên cửa sổ mới để chắc chắn rằng người đọc sẽ trở lại trang web của bạn sau khi tham khảo thông tin trên đường dẫn đó. Việc tự đặt liên kết trong cùng website của chính mình cũng rất tốt, vì như vậy người đọc sẽ chú tâm vào bài viết hơn.



6. Hãy gìn giữ những mối quan tâm của người đọc


Hãy chỉ ra cho họ tất cả những gì bạn có. Đưa ra những bài viết tốt nhất trên giao diện trang chủ. Bạn có thể sử dụng chức năng sticky hoặc tạo ra thanh trượt để gây sự chú ý vào những bài nội dung trên đó.

- Sử dụng cách tương tự như trên là phần Tin/Bài viết liên quan tại mỗi bài viết. Hoặc cài đặt plugin Linkwithin - liệt kê ra các bài viết gần đây nhất với hình minh họa đi kèm

- Áp dụng thêm plugin Xem nhiều nhất hoặc Bài viết được xem nhiều nhất

- Nếu bài viết quá dài, quá nhiều chữ sẽ khiến người đọc nhanh chóng bỏ qua bài đó, hãy phân chia thành những phần nhỏ hơn

- Nếu bài viết dài được chia thành 2 phần nhỏ, hãy liên kết 2 phần chéo với nhau.

T.Anh (theo Quick Online Tips)

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét